Giải đáp thắc mắc: Khối B có học kinh tế được không?


Spread the love

Khối B có học kinh tế được không? Khối B là khối đang rất HOT với đa dạng các ngành nghề, mỗi ngành nghề đều có những tính chất và đặc trưng riêng.Cùng tìm hiểu các ngành kinh tế hot nhất hiện nay.

Khối B có học kinh tế được không?

Khối B bao gồm các môn tự nhiên Toán, Hóa, Sinh và những năm gần đây đã phát triển ra các khối kết hợp với các môn khoa học tự nhiên phù hợp với năng lực và thế mạnh của từng sinh viên, từ đó cánh cửa bước và các trường Đại học ngày càng mở rộng.

Những bạn chọn học khối B là những bạn có khả năng tư duy tốt, có tính sáng tạo luôn cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực. Để trả lời cho câu hỏi khối B có học kinh tế được không thì chắc chắn khối B chính là khối phù hợp nhất để học các ngành kinh tế.

Khối B học kinh tế được không?

Khối B học kinh tế được không?

Xem thêm: Khối B là tự nhiên hay xã hội?

Khối B nên học ngành kinh tế nào?

Ngành kinh doanh thương mại

Sinh viên ngành kinh doanh thương mại được trang bị các kiến thức từ nền tảng đến chuyên ngành như: ngành quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm,…

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những kỹ năng cần thiết như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại,…

Ngành Marketing

Ngành Marketing được học các kiến thức như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…

Ngoài ra sinh viên được đào tạo các kỹ năng mềm như: khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…

Ngành kinh tế đầu tư

Sinh viên ngành kinh tế đầu tư sẽ được học các kiến thức tổng hợp về quản lý, các kiến thức chuyên sâu về lập dự án và quản lý dự án, chú trọng phát triển năng lực tham gia giải các giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư. Được đào tạo các kỹ năng mềm như phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư.

Ngành kinh tế đầu tư

Ngành kinh tế đầu tư

Xem thêm: Khối B08

Sinh viên ngành kinh tế đầu tư sau khi ra trường cơ hội việc làm rất rộng mở bởi bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng cần phải lên kế hoạch và thành lập dự án. Các vị trí cụ thể như: Chuyên viên phân tích đầu tư; Nhân viên tín dụng, quản trị rủi ro tại ngân hàng; Chuyên viên hoạch định quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương; Chuyên viên thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư; Chuyên viên lập và quản lý dự án đầu tư; Chuyên viên quản lý vốn, nguồn vốn; Chuyên viên quản lý đấu thầu, quản trị rủi ro…

Ngành quản trị nhân sự

Trong bất kì một công ty và doanh nghiệp nào, con người là nòng cốt, đóng vai trò quyết định cho sự vận hành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ngành quản trị nhân sự là ngành đào tạo các kỹ năng về việc điều hành, quản lý hành chính, biết cách đánh giá và đào tạo nhân sự.

Với các kiến thức được đào tạo tại các trường Đại học sinh viên ngành quản trị nhân sự dễ dàng xin việc tại các cơ quan doanh nghiệp với các vị trí như:

  • Hành chính nhân sự
  • Chuyên viên quản lý đào tạo
  • Chuyên viên tuyển dụng
  • Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương
  • Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
  • Quản lý đào tạo
  • Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng.

Ngành tài chính ngân hàng

Sinh viên ngành tài chính ngân hàng được đào tạo các kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo các thông lệ quốc tế mới nhất của khu vực và thế giới.

Ngoài ra sinh viên sẽ được tích lũy các kiến về kinh tế, xã hội và kiến thức tài chính, ngân hàng để thực tập và làm việc trong môi trường cạnh tranh. Thêm vào đó sinh viên còn được bồi dưỡng tư duy logic, kỹ năng vận dụng kiến thức để phân tích tài chính, đầu tư, nhạy bén với những vấn đề phát sinh đến tài chính, tiền tệ.

Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho khối B có học kinh tế được không? Hy vọng với những gợi ý về các ngành kinh tế bạn có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch