Hoa đậu biếc có độc không và những lưu ý khi sử dụng


Spread the love

Trong y học cổ truyền, hoa đậu biếc sử dụng như một vị thuốc dân gian để chống lão hóa, làm đẹp da, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt,… Tuy nhiên chuyên gia cũng khuyến cáo cần tiêu thụ có chừng mực. Vậy hoa đậu biếc có độc không?.

Mặc dù hoa đậu biếc có thể sử dụng như một loại thảo dược trong Đông Y, rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, giảm chứng âu lo, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, có thể sử dụng để tạo màu cho đồ ăn, làm đẹp da, mềm mượt tóc, thậm chí chống được cả ung thư…

Ngoài ra, hoa đậu biếc còn dùng để kích thích tiết insulin, hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ của mắc bệnh tiểu đường. Hiếm có loài hoa nào lại được lòng nhiều người như đậu biếc.

Tuy là loại hoa khá lành tính, có nhiều lợi ích nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận người bị ngộ độc do đậu biếc vì ăn phải bộ phận chứa độc tố.

hoa-dau-biec-co-doc-khong (1)

Bộ phận chứa độc tố của hoa đậu biếc là rễ và hạt

Xem thêm: Hướng dẫn cách ươm hạt hoa đậu biếc và chăm sóc cây phát triển tốt

Hoa đậu biếc có độc không?

Hoa đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là hạt và rễ. Hoa đậu biếc vẫn chưa có tên trong danh sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Vì vậy mọi người không nên thần thánh hóa công dụng của hoa đậu biếc. Nên dùng đúng cách để cải thiện sức khỏe, khi lạm dụng có thể rước bệnh vào thân.

Rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để làm thuốc xổ, thuốc trị rắn cắn, bị côn trùng cắn.

Hạt hoa đậu biếc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy nặng vì chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải.

Các gia đình tuyệt đối không được tự ý dùng hạt và rễ hoa đậu biếc dù rễ và hạt cây đậu biếc được dùng tại một số quốc gia để giải nhiệt.

Tuy nhiên, hại nhiều hơn lợi nên các chuyên gia cũng khuyến cáo cần tiêu thụ có chừng mực, kể cả người khỏe mạnh bình thường khi dùng quá liều lượng có thể gây nhiều tác dụng phụ. Mỗi ngày khuyến cáo chỉ nên uống 1-2 ly trà hoa đậu biếc (khoảng 5-10 bông).

5 đối tượng không nên và hạn chế dùng hoa đậu biếc

Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, hoa đậu biếc mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng do đó những người huyết áp thấp, đường huyết thấp không nên dùng để tránh bị choáng váng, buồn nôn.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai

Đối với phụ nữ đang mang thai không nên dùng hoa đậu biếc vì vì hạt của chúng chứa nhiều anthocyanin, chất có thể gây co bóp tử cung. Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, thúc đẩy sự co bóp tử cung làm giãn cơ trơn mạch máu. Để tránh ảnh hưởng thai nhi và sức khỏe không nên dùng hoa đậu biếc.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi và của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này.

Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật

Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật dù tiểu phẫu hay đại phẫu cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc. Vì hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.

hoa-dau-biec-co-doc-khong (2)

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng hoa đậu biếc

Xem thêm: Một số cách sử dụng hoa đậu biếc làm món ăn đẹp mắt

Lưu ý cần nhớ khi dùng hoa đậu biếc

  • Theo giới chuyên gia, không pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà và chất lượng của đậu biếc. Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C.
  • Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc.
  • Sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó tiêu.
  • Lạm dụng, tin mù quáng vào trà đậu biếc có tác dụng tiêu trừ triệt để ung thư, tim mạch, tiểu đường… mà từ chối được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Dù có một vài nghiên cứu nói về tác dụng của hoa đậu biếc nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tin tưởng mù quáng mà không điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
  • Chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không phải thuốc chữa bệnh nên không lạm dụng để bệnh tình nặng không cứu chữa được.

Với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp, hy vọng bạn đã biết hoa đậu biếc có độc không và những lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc thế nào cho đúng nhất để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

2.7/5 - (7 bình chọn)

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch