Đặc điểm và kỹ thuật trồng hoa hồng quế ra nhiều hoa


Spread the love

Cây hoa hồng Quế là một trong các giống hoa hồng cổ Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp các thông tin về đặc điểm, công dụng và cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Mời bạn đọc tham khảo.

Đặc điểm giống cây hoa hồng quế

Hoa hồng Quế là một giống hồng bụi, thân gỗ, sống lâu năm (có nhiều cây cổ thụ vài chục, thậm chí gần trăm năm tuổi).

Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh cực tốt, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam. Dó đó, hồng quế hồng là loài dễ trồng, dễ chăm sóc nhất trong tất cả các giống hoa hồng hiện nay.

Cây phân thành nhiều cành, nhánh với thân nhỏ, mềm, màu xanh đậm, trên thân có nhiều gai và có tán rộng. Lá có dạng kép hình lông chim, lá chét màu xanh tươi, hình bầu dục hơi tròn, viền lá có răng cưa ngắn và dầy.

Kích thước trung bình của cây trưởng thành là cao từ 1,5 – 3 m, đường kính tán 1,2 – 2,5 m.

Hoa hồng Quế có rất nhiều đặc điểm nổi bật để nhận diện như:

+ Hình dáng hoa:

Hoa hồng quế hồng có cánh mỏng, cánh nhỏ hơn so với đại đa số các giống hồng khác, cánh xếp thưa và tròn đều xung quanh nhị.

Số lượng cánh từ 8 – 12 cánh, đường kính bông 3 – 6 cm (mùa hè bông thường nhỏ và ít cánh hơn so với mùa thu và mùa đông).

Hinh-anh-cay-hoa-hong-que

Hình ảnh cây hoa hồng quế

Xem thêm: Hoa hồng quế son

Hoa thường nở thành từng chùm, mỗi chùm có từ 5 – 12 bông.

+ Màu sắc:

Màu hồng cánh sen.

+ Hương thơm:

Hương thơm dịu nhẹ.

+ Độ lặp hoa:

Hoa lặp rất nhanh, cứ 14 – 21 ngày cho một lứa hoa mới. Cây cực kỳ sai hoa và ra hoa liên tục quanh năm.

+ Độ bền hoa:

Hoa khá mau tàn, từ khi chớm nở tới khi tàn 1 – 3 ngày, tuy nhiên cây có rất nhiều nụ và các nụ nở dần dần khiến thời gian chơi hoa vẫn được kéo dài.

Tác dụng của cây hoa hồng quế

Cây hoa hồng quế có rất nhiều công dụng trong đời sống của chúng ta, cụ thể như:

  • Cây có sức sống mãnh liệt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và đặc biệt cực kỳ sai hoa nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn,…
  • Hoa hồng quế còn được chiết xuất thành tinh dầu nước hoa, dầu gội, làm mỹ phẩm,…
  • Tận dụng những bông hoa ngay trong vườn nhà để thờ cúng Tổ Tiên ngày tuần, rằm.
  • Nhiều người lựa chọn trồng thành dãy dài tạo thảnh hàng rào chắn khá đẹp mắt, hoặc trồng thành bụi lớn trong sân vườn…
  • Gốc hoa hồng trồng lâu năm hiện nay đang cho giá trị kinh tế cao cho người dân.

Cách trồng chăm sóc cây hoa hồng quế

Cay-hoa-hong-que-khong-ken-dat-trong-nhu-cac-cac-loai-hong-khac

Cây hoa hồng quế không kén đất trồng như các các loại hồng khác

Xem thêm: Đặc điểm cây hoa hồng leo

Thuộc giống hồng bản địa khỏe mạnh, phát triển nhanh nên nếu bạn muốn có một thảm hoa hồng quế rực rỡ là điều không hề khó. Bạn chỉ cần quan tâm đến một số điểm sau:

– Ánh sáng: Hồng quế ưa nắng, ánh sáng dồi dào cây sẽ sai hoa.

– Nhiệt độ: Hồng quế chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu lạnh và nóng tốt.

– Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, chịu úng kém.

– Đất trồng: Hồng quế không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu trồng chậu hoặc muốn cây sai hoa thì nên trồng đất thoáng xốp, giàu dinh dưỡng, nên bón lót và thêm xỉ than lót xuống đáy chậu để tránh úng nước. Không nên trồng vào đất có cây đã chết trước đó vì dễ nhiễm bệnh.

– Độ pH phù hợp cho hồng quế  là từ 5,5 – 6.

– Tưới nước: Hồng quế cần lượng nước tưới vừa phải, điều độ, không nên tưới quá nhiều làm úng cây.

– Phân bón: Hàng tháng hòa loãng phân NPK 15:15:15 theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê : 4l lít nước rồi tưới vào gốc.

– Sâu bệnh thường gặp: Hoa hồng quế khỏe mạnh, kháng bệnh tốt và ít sâu bệnh, tuy nhiên cần chú ý quan sát để phòng trừ. Bệnh thường gặp cũng giống như các giống hoa hồng khác.

Trên đây là những thông tin về cây hoa hồng quế, mong rằng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến những người yêu loại hoa này. Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch