Hoa hồng quế son – Giống hồng cổ được săn đón hiện nay


Spread the love

Hoa hồng quế son là một trong các giống hoa hồng cổ của Việt Nam. Vậy hoa có đặc điểm gì? Cách chăm sóc như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của hoa hồng quế son

Hoa hồng quế son có tốc độ sinh trưởng nhanh và sống rất lâu năm. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh cực tốt, có sức sống mãnh liệt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy, hồng quế son là một trong các giống hồng dễ trồng, dễ chăm sóc nhất.
Thân cây màu xanh đậm, có gai nhỏ, tán rộng, cuống hoa khá nhỏ và mềm. Lá lẻ dạng kép hình lông chim, lá thon dài và nhọn, màu xanh đậm, viền lá có răng cưa. Kích thước trung bình của cây trưởng thành là cao 1,5 – 3 m, đường kính tán 1,2 – 2,5 m.

Hoa-hong-que-son-do-tuoi

Hoa hồng quế son đỏ tươi

Xem thêm: Cách chăm sóc hoa hồng 7 màu

Hoa hồng quế son có form cánh cúp vào mùa đông xuân nhưng bị bể form nở bung vào mùa hè.  Hoa ra thành từng chùm. Số lượng cánh hoa từ 15 – 25 cánh, kích thước các cánh hoa  từ trong ra ngoài gần như nhau. Đường kính hoa bé từ 3 – 5 cm. Hoa thường có màu đỏ thắm với hương thơm thoang thoảng

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng quế son

Cây hoa hồng quế là cây ưa sáng, nhưng không ưa nắng gay gắt do đó trước tiên để điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển chính là chọn vị trí trồng thích hợp, trồng tại những nơi không có ánh nắng gay gắt chiếu rọi.

Bên cạnh đó cây thích nghi với những địa hịnh cao ráo để tránh việc bị đọng nước, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho hoa hồng quế dễ bị chết.

Hoa-hong-que-trong-co-kho-khong

Hoa hồng quế trồng có khó không

Xem thêm: Đặc điểm của cây hoa hồng leo

Cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên nền đất tơp xốp, có độ PH khoảng từ 5,5 – 6. Sau đó trồng cây tại vị trí bạn đã chọn cũng có thể trồng cây trong chậu nếu bạn muốn. Sau đó đổ 1/3 chậu là đất trồng rồi mới đặt cây lên trên và tiếp đến là đổ tiếp lớp đất phủ kín lên toàn bộ cây trồng. Sao cho lớp đất phủ kín chỉ cách miệng chậu khoảng 2 đến 3 phần là được.

Dù bạn trồng chậu hay trồng tại mặt đất thì cũng cần tưới nước giữ ẩm để cây dễ bắt rễ hơn. Và khi đã trồng cây hoàn chỉnh bạn không nên điểu chỉnh gốc cây để tránh bị long rễ, hỏng bất cây bên trong.

Và thường xuyên chú ý đến sâu bệnh của cây, bên cạnh đó bạn cũng nên tỉa cành, lá bị hỏng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây luôn được đẹp nhất. Phân bón cũng là điều bạn cần chú ý, bón phân định kỳ cho cây, thường sẽ bón phân vào thời kỳ trước khi cây nở hoa để chúng có nhiều dinh dưỡng cho việc nở hoa được đẹp hơn.

Cùng với đó là việc xới đất diệt mầm mống sâu bệnh ẩn dưới đất đồng thời nhằm cải tạo cho đất được tốt hơn, tơi xốp hơn, nhờ đó tuổi thọ của cây sẽ được kéo dài và hoa cũng sẽ nở bông to, đều, đẹp hơn.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch