Kim cương nhân tạo là gì? Cách phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên


Spread the love

Kim cương nhận tạo là gì? So sánh kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên?… Tất cả những thông tin về thắc mắc ở trên sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu đặc điểm kim cương nhân tạo

Kim cương nhận tạo là kim cương tổng hợp được tạo ra từ  phòng thí nghiệm chứ không phải kim cương được tạo ra trong môi trường tự nhiên và được khai thác. Loại kim cương nhân tạo này sẽ được tạo ra bằng máy móc dựa trên  các điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ,  áp suất do vây mà chúng sẽ có các thành phần hóa  học và vật lý giống như kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo được con người tạo ra với các thành phần hóa học cùng các tính  chất vật lý như kim cương tự nhiên. Dưới đây là các đặc điểm cụ thể như:

  • Thành phần là: Cacbon (C)
  • Tỷ trọng riêng: 3,52 g/cm³
  • Chiết suất: 2,417
  • Độ cứng: 10 (theo thang độ cứng Mohs)
  • Cấu trúc: Là một vật chất vô định hình giống kim cương  tự nhiên, không có trật tự xa hoặc cấu trúc tuần hoàn về cị trí cấu trúc nguyên tử.

Trên thực tế có các loại kim cương nhân tạo sẽ có khả năng chịu được áp suất gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí theo một chiều nhất định và an toàn dưới áp suất 600.000 lần từ nhiều chiều khác nhau. Kim cương nhân tạo có thể cứng hơn kim cương tự nhiên.

Để làm ra kim cương nhân tình  thành trong lòng đất. Tất cả các điều kiện như vật liệu carbon, áp lực, nhiệt độ… để môi trường giống với các yếu tố hình thành kim cương tự nhiên.

Hai phương pháp để tạo ra kim cương nhân tạo như:

  • Phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT: Phương pháp này sử dụng nhiệt độ và áp suất rất cao nhằm tái tạo môi trường giống như miiu trường tái tạo kim cương trong lòng đất.
  • Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD: Phương pháp sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon, tác động của tia nhiệt plasma tạo ra phân chia  phân tử khí đến khi chỉ còn lại nguyên tử carbon lắng tụ và phát triển trên  mầm kim cương có sẵn.

Nhiều chuyên gia về đá quý cho rằng để tạo ra kim cương nhân tạo sẽ vô cùng tốn kém vì phải tạo ra môi trường giống với tự  nhiên.  Nên giá của kim cương nhân tạo sẽ đắt hơn kim cương tự nhiên.

Thời điểm hiện tại chưa có mức giá cụ thể cho loại trang sức kim cương nhân tạo vì nó còn phụ thuộc vào chất liệu kim loại quý cùng với trong lượng đi kèm tiền gia công sản phẩm. Cũng chính đây là lý do mà loại kim cương này không xuất hiện phổ biến trên  thị trường trang sức.

Những kim cương nhân tạo hầu hết với khoảng 80% sản lượng được sử dụng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, chip điện tử cao cấp. Còn lại khoảng 20% sản lượng sẽ được ứng dụng trong ngành trang sức.

kim-cuong-nhan-tao

Kim cương nhân tạo có cấu trúc tương tự kim cương tự nhiên

Các cách để phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên

Một số các cách để người sử dụng có thể phân biệt được kim cương nhân tạo và kim cương nhân tạo như:

Kiểm tra độ trong của kim cương bằng kính lúp

Kim cương tự nhiên sẽ được hình thành dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt và không có sự can thiệp của con người. Do đó mà khi soi bằng kính lúp dễ dàng được nhận thấy bên trong có sự xuất hiện của các tạp chất.

Còn với kim cương nhận tạo thì sẽ được hoàn hảo hơn trong quá trình hình thành. Vì được tạo ra trong môi trường vô trùng, các sản phẩm không hề xuất hiện tạp chất. Nên khi soi dưới kính lúp bạn  sẽ thấy bề mặt chúng nhẵn bóng, tròn đẹp và bên trong không có bất cứ tạp chất nào.

Cách soi dưới ánh sáng để kiểm tra độ khúc xạ

Độ khúc xạ ánh sáng sẽ là vẻ đẹp long lanh hoàn hảo của những viên kim cương. Độ khúc xạ lên đến 2,417 kim cương tự nhiên sẽ lấp lánh với đa dạng màu sắc dưới ánh sáng?

Ánh sáng của kim cương nhân tạo thì sẽ có tỷ lệ khúc xạ ánh sáng là 1,217 và ít có khả năng phản xạ trở lại. Khi bạn đặt hai món trang sức này cạnh nhau thì dưới ánh sáng người sử dụng sẽ thấy được vẻ đẹp nổi bật, đẳng cấp khác biệt.

Chà giấy nhám lên bề mặt để kiểm tra độ cứng

Một đặc điểm nổi bật nữa của kim cương là độ cứng. Kim cương tự nhiên sẽ có độ cứng hoàn mỹ trên thang đo Mohs là 10. Nên do đó mà khi chà lên giấy nhám trên bề mặt kim cương  tự nhiên sẽ không để lại viết xước.

Kim cương nhân tạo có độ cứng không ổn định, tuy nhiên cũng đạt đến con số độ cứng là 8,5. Nhưng khi chà giấy nhám lên thì bề mặt sản phẩm sẽ để lại một ít vết xước, sần sùi.

So sánh giá bán giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên

Gía trị của những viên kim cương tự nhiên lấp lánh cao nhất nhì hiện nay trong giới đá quý. Thể hiện sang trọn và đẳng cấp với quá trình hình thành khắc nghiệt. Vì vậy mà mỗi viên sẽ có giá trị cao, khoảng trên 100 triệu đồng/ 1 carat.

Có thể khẳng định rằng, sự khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên là rất lớn. Kim cương tự nhiên kiêu sa và đẳng cấp với giá trị kinh tế cao, còn kim cương nhân tạo giá thấp hơn. Tuy nhiên, vẻ đẹp của kim cương nhân tạo cũng không hề kém cạnh. Nếu tài chính không cho phép thì đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết kim cương nhân tạo là gì, giá bao nhiêu trên thị trường. Nhìn chung, kim cương nhân tạo đang được sử dụng nhiều ở ngành công nghiệp, chưa thực sự phổ biến trên thị trường trang sức.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch