Tổng quan thông tin về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học


Spread the love

Ngày nay, Kỹ thuật Xét nghiệm y học là một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế. Hãy tìm hiểu những thông tin thú vị về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì?

Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y học hiện đại, đây là một khâu thiết yếu trong quá trình chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh một cách chính xác hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng việc sử dụng các loại máy móc và thiết bị kỹ thuật để phân tích các mẫu bệnh phẩm như dịch, máu, phân, nước tiểu… để phân tích về tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kết luận bệnh để kịp thời đưa ra phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Sự ra đời của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học được xem là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y, giúp nâng cao công tác khám chữa bệnh. Mục đích của việc xét nghiệm là cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, dự báo nguy cơ mắc bệnh để người dân có ý thức phòng bệnh tốt hơn. Một số loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận…

Tại các trường đại học, cao đẳng Xét nghiệm y học chuyên đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ thực hiện công việc kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm. Đồng thời phân tích các mẫu bệnh phẩm của những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Kỹ thuật Xét nghiệm y họcXét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y học hiện đại

Nhiệm vụ của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học

Tại các cơ sở y tế, những người được đào tạo và thực hiện công tác xét nghiệm được gọi là Kỹ thuật viên xét nghiệm y học. Họ sẽ đảm nhiệm những công việc cụ thể như sau:

  • Hướng dẫn người bệnh lấy các mẫu bệnh phẩm như  dịch, máu, phân, nước tiểu… bảo đảm đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm.
  • Điều chế các loại thuốc thử, hoặc pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm. Bên cạnh đó, chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị, các máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.
  • Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật và bảo đảm kết quả chính xác.
  • Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, sau đó chuyển kết quả tới các khoa được yêu cầu.
  • Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm, sau đó giải thích cho cán bộ y tế hay bác sĩ về kết quả xét nghiệm.
  • Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật và kết quả xét nghiệm.
  • Bảo quản, giữ gìn dụng cụ và các hóa chất dùng trong xét nghiệm.

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học điểm chuẩn bao nhiêu?

Trong các kỳ xét tuyển đại học, điểm chuẩn các ngành về y dược luôn ở mức cao. Bởi những ngành học này luôn có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng tương đối lớn nên có tỉ lệ cạnh tranh khá cao.

Đối với ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 15 – 22 điểm. Mức điểm chuẩn này được đánh giá là cao hơn so với các ngành học khác. Do đó, để có thể theo học ngành này, bạn cần phải có học lực khá giỏi trở lên mới có khả năng trúng tuyển vào các trường đại học.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn học ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học tại các trường cao đẳng y dược. Vì mức điểm chuẩn và điều kiện xét tuyển các trường cao đẳng có phần nhẹ nhàng hơn so với hệ đại học. Bên cạnh đó, hiện nay, có nhiều trường tuyển sinh cao đẳng xét nghiệm đã bỏ quy định xét tuyển đầu vào bằng điểm chuẩn, thay vào đó tuyển thẳng với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Với điều kiện xét tuyển này, các bạn có nhiều cơ hội học tập ngành yêu thích mà không phải trải qua kỳ thi căng thẳng.

Kỹ thuật Xét nghiệm y họcNhững người thực hiện công tác xét nghiệm được gọi là Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học học mấy năm?

Thời gian đào tạo của ngành học phụ thuộc vào việc bạn học tập ngành này ở trình độ đào tạo nào. Hầu hết các trường đại học có thời gian đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là 4 năm. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành về bệnh lý cùng kiến thức phân tích, xét nghiệm sinh hóa. Đồng thời được đào tạo kỹ năng thực tiễn và kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.

Bên cạnh đó, tại các trường cao đẳng xét nghiệm, bạn sẽ trải qua quá trình học tập ngành này là 3 năm. Nhìn chung, chương trình đào tạo của ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi để có thể thực hiện công tác chuyên môn tại các cơ sở y tế. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm y học hệ chính quy. Tấm bằng này cũng có giá trị trên khắp cả nước và bạn có thể xin việc tại các bệnh viện/ trung tâm y tế hay các phòng khám đa khoa…

Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xét nghiệm y học đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, trên cả nước ta hiện có khoảng 22 bệnh viện tuyến Trung ương, hơn 100 bệnh viện tuyến tỉnh và trên 65 bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế lại đang thiếu hụt trầm trọng.

Không chỉ vậy, các cơ sở y tế tư nhân ngày càng phát triển và liên tiếp được mở ra đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học sau khi ra trường. Vì vậy, khi theo học ngành này, bạn có thể làm việc tại các cơ quan như Viện xét nghiệm Trung ương, trung tâm y tế dự phòng địa phương, các bệnh viện, trạm y tế… Hoặc cũng có thể xin vào các cơ quan tổ chức có hoạt động xét nghiệm về bệnh phẩm, môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ngoài ra, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học còn là một ngành nghề có mức thu nhập khá ổn định. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng. Còn đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương nhận được từ 10.000.000 đồng trở lên.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học, cũng như nắm được cơ hội việc làm của ngành này ở nước ta hiện nay.

Tổng hợp

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch