Nắm ngay những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ tại các trường Đại học


Spread the love

Hiện nay mọi trường đại học cao đẳng trên cả nước đều sử dụng hình thức đào tạo sinh viên theo hệ thống tín chỉ dựa trên ECTS (hệ thống chuyển đổi tín chỉ của Châu Âu). Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ mà các bạn sinh viên nhận được trên giảng đường đại học.

1. Cách tính điểm tốt nghiệp Đại học theo tín chỉ

Tại Việt Nam có 2 cách tính điểm học lực để tốt nghiệp đại học theo tín chỉ. Đó là theo thang điểm 10 và thang điểm 4. Hiện nay, tùy theo trường Đại học và hệ thống đào tạo mà các trường có thể lựa chọn thang điểm sao cho phù hợp nhất.

Bạn đã nắm rõ cách tính điểm tốt nghiệp Đại học theo học chế tín chỉ chưa?

Bạn đã nắm rõ cách tính điểm tốt nghiệp Đại học theo học chế tín chỉ chưa?

Cách tính điểm học lực theo thang điểm 10

Theo quy định, mỗi học phần được cho điểm phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Điểm của môn học đó là tổng của tất cả các điểm nhân với trọng số tương ứng (tùy thuộc vào từng môn học, thường sẽ là 30% đánh giá bộ phận và 70% kết thúc học phần).

Sau khi có được kết quả điểm học phần (điểm số làm tròn đến số thập phân thứ nhất) thì sẽ được chia thành điểm chữ cái từ A đến D như sau:

  • Điểm A từ 8.0 đến 10.0: xếp loại giỏi;
  • Điểm B từ 6.5 đến 7.9: xếp loại khá;
  • Điểm C từ 5.0 đến 6.4: xếp loại trung bình;
  • Điểm D từ 3.5 đến 4.9: xếp loại yếu;
  • Điểm F dưới 3.5: được quy điểm là không đạt.

Những sinh viên đạt điểm D có thể đăng ký học cải thiện điểm của môn học đó. Đối với những học phần bị điểm F thì sinh viên bắt buộc phải đăng ký học lại từ đầu theo đúng quy định của nhà trường.

Cách tính điểm học lực theo thang điểm 4

Sau khi đã đổi điểm học phần thành điểm chữ tương ứng thì lúc này số điểm đó sẽ được quy đổi sang điểm số theo thang điểm 4 như sau:

  • Điểm A tương ứng với 4;
  • Điểm B tương ứng với 3;
  • Điểm C tương ứng với 2;
  • Điểm D tương ứng với 1;
  • Điểm F tương ứng với 0 (nghĩa là không đạt).

Sau đó, xếp hạng tốt nghiệp của sinh viên được xác định bằng điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau:

  • Từ 3.6 đến 4.0: Xếp hạng loại xuất sắc;
  • Từ 3.2 đến 3.59: xếp hạng loại giỏi;
  • Từ 2.5 đến 3.19: xếp hạng loại khá;
  • Từ 2.0 đến 2.49: xếp hạng loại trung bình;
  • Dưới 1.9: sinh viên không đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu số lượng học phần bị điểm F vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học, hoặc đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian đào tạo thì sinh viên đó sẽ bị giảm đi 1 mức học lực khi xếp hạng.

2. Những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ

Những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ mang đến cho các bạn sinh viên hiện nay là gì?

Những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ mang đến cho các bạn sinh viên hiện nay là gì?

Trong phần này, bạn sẽ nắm rõ những lợi ích gì khi học theo học chế tín chỉ đồng thời giúp bạn có được câu trả lời cụ thể cho vấn đề “Không có bằng đại học có xin được việc?”:

  • Do môi trường đào tạo theo tín chỉ thúc đẩy và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu nên sinh viên có thể phát triển khả năng sáng tạo, chủ động học tập của sinh viên;
  • Chương trình học của mỗi khối ngành, mỗi chuyên ngành được thiết kế chuyên biệt và linh hoạt. Vì vậy giảm đi chi phí học tập mà vẫn đạt hiệu quả cao hơn;
  • Sinh viên có thể chọn lựa thời gian ra trường tùy ý nhờ việc tích lũy đủ số lượng tín chỉ và đủ điều kiện ra trường cần thiết;
  • Do sự liên thông hệ thống đào tạo của các trường đại học, cao đẳng nên sinh viên có đủ khả năng có thể học cùng lúc 2 chuyên ngành song song;
  • Sinh viên có thể cải thiện điểm số và kết quả học tập của mình trong suốt thời gian theo học Đại học tại các trường.

Đào tạo theo tín chỉ được xem là hình thức đào tạo mới nhưng có những ưu điểm vượt trội nhằm phát triển toàn diện nền giáo dục cũng như cách thức học tập của sinh viên. Vì vậy tăng hiệu quả và nâng cao được chất lượng giáo dục hiện đại của Việt Nam, qua đó từng bước tiếp cận với những nền giáo dục hiện đại của thế giới.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch