Thư viện quốc gia Việt Nam


Spread the love

Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam,  thư viện Quốc gia Việt Nam đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Tìm hiểu kỹ hơn về thư viện quốc gia Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé các bạn.1.

1. Thủ tục làm thẻ Thư viện Văn hóa Thiếu nhi ở thư viên Quốc gia Hà Nội

Thư viện văn hóa thiếu nhi Việt Nam

Thư viện văn hóa thiếu nhi Việt Nam

1. Giấy khai sinh

2. Lệ phí 40.000đ/thẻ/năm

3. Đưa trẻ đến khai hồ sơ và chụp ảnh

Chú ý: Đối với trẻ từ 3-5 tuổi: làm thẻ cặp 80.000đ/02 thẻ (Thẻ cho con và thẻ người giám hộ).

Giờ làm thẻ: Từ thứ Hai đến thứ Bảy

  •  Sáng: Từ 8h00′ – 11h30′
  • Chiều: Từ 13h30′ – 16h30′

Chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp bộ phận cấp thẻ:

  • Bộ phận cấp thẻ TVQG
  • Địa chỉ: Số 31 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 – 38254938

Cổng vào thư viện quốc gia việt Nam

2. Lịch làm việc của thư viên quốc gia Việt Nam

* Mở cửa từ 8.00 – 20.00, từ Thứ 2 – Chủ nhật

* Nghỉ ngày lễ quốc gia:

  • Tết Dương Lịch (1/1)
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch)
  • Ngày Giải phòng miền Nam (30-4)
  • Ngày Quốc tế Lao động (1-5)
  • Ngày Quốc Khánh (2-9)
  • Ngày Tết Âm lịch

* Nghỉ mỗi tháng 01 ngày Nội dịch (TVQG sẽ có thông báo cụ thể trên website thư viện và các bảng thông báo tại thư viện, bạn đọc chú ý để nắm rõ lịch phục vụ).

Phó Giám đốc phụ trách khối phục vụ bạn đọc

  • Ông Nguyễn Xuân Dũng: Phó Giám đốc
  • Điện thoại: 024.39363620

Phòng Đọc sách + bộ phận làm thẻ

  • Bà Trần Phương Lan: Trưởng phòng
  • Điện thoại: 024.39386137

Phòng Báo – Tạp chí

  • Ông Doãn Anh Đức: Trưởng phòng
  • Điện thoại: 024.39386136

Phòng Thông tin tư liệu

  • Ông Đỗ Công Lừng: Trưởng phòng
  • Điện thoại: 024.38254927

Phòng Tin học (Phòng Đa phương tiện, Số hóa tài liệu)

  • Ông Lê Đức Thắng: Trưởng phòng
  • Điện thoại: 024.38255419

3. Nội quy của thư viện quốc gia Việt Nam

Bạn đọc đến đọc sách, ngoài việc chấp hành các quy định chung của thư viện cần thực hiện các quy định sau đây:

  • Không mang túi xách, cặp, sách, báo – tạp chí in vào phòng đọc (chấp nhận sách, báo dạng photocopy)
  • Xuất trình thẻ đọc, chứng minh thư, giấy giới thiệu tại bộ phận thủ thư
  • Chỉ đọc tại chỗ, không mang tài liệu ra khỏi phòng đọc, ra ngoài thư viện
  • Không cắt xén, xé trang tài liệu, khi phát hiện sách thiếu trang, yêu cầu báo ngay cho thủ thư, nếu không bạn đọc hoàn toàn chịu trách nhiệm
  • Bạn đọc nào vi phạm nội quy, tùy từng mức độ sẽ có hình thức xử lý thích hợp: thu thẻ đọc, bồi thường, thông báo về cơ quan, trường học…hoặc truy tố trước pháp luật
  • Không hút thuốc, chất dễ cháy nổ vào phòng đọc, giữ gìn vệ sinh chung trong thư viện quốc gia Việt nam
  • Không nói chuyện riêng, không nghe điện thoại tại phòng đọc, yêu cầu điện thoại để chế độ rung
  • Khi có nhu cầu photocopy tài liệu, cần liên hệ với thủ thư để được chỉ dẫn cụ thể.

4. Giới thiệu về thư viện quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã, đang và sẽ phấn đấu không ngừng để trở thành nơi lưu truyền tri thức và khơi nguồn cảm hứng thực sự tin cậy, thân thiện của bạn đọc trong và ngoài nước, có uy tín và vị thế xứng đáng trong cộng đồng thư viện Việt Nam, khu vực và thế giới. Để hoàn thành tốt các mục tiêu này, Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ tập trung thực hiện.

 thư viện quốc gia Việt Nam

Không thể bỏ lỡ phòng đọc sách của thư viện quốc gia Việt Nam

  • Tăng cường công tác thu thập, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chữ viết và xây dựng Bảo tàng tư liêu Việt Nam (trên các chất liệu: đất nung, đá, gốm, sứ, lá, gỗ, tre, nứa, giấy, đồng… ).
  • Tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, giáo dục phẩm chất nghề nghiệp, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc cho mỗi viên chức và người lao động.
  • Phát triển theo hướng xây dựng thư viện truyền thống – thư viện hiện đại – thư viện số, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin để lưu giữ, khai thác tài nguyên thông tin là xu hướng quan trọng để phát triển, tiến tới hình thành mạng lưới thư viện truyền thống – thư viện hiện đại – thư viện số rộng khắp trong cả nước.
  •  Xây dựng môi trường đọc thân thiện, sáng tạo, tạo môi trường học, đọc suốt đời cho mọi người dân. Hướng tới mục tiêu chung “Tất cả vì bạn đọc” bằng nhiều phương thức phục vụ, như đọc tại trụ sở thư viện, đọc trên mạng thông qua website của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  • Phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành, với cộng đồng Thư viện, Thông tin trong nước và quốc tế để thực hiện tốt mục tiêu Thống nhất, chuẩn hoá, chia sẻ và hội nhập nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc trao đổi tài liệu, kinh nghiệm tổ chức và quản lý thư viện hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại “kinh tế tri thức” hay “tri thức phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”.

5. Quy định về bảo vệ tài liệu trong thư viện quốc gia Việt Nam

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 50.000đ đến 200.000đ đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng tài liệu, sách báo và vật mang tin khác có giá trị dưới  200.000đ trong các thư viện.
  • Phạt tiền từ 500.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng sách báo có giá trị trên 200.000đ đến 1.000.000đ trong các thư viện.
  • Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:
  •  Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu, sách báo có giá trị từ 1.000.000đ trở lên trong các thư viện.
  • Sử dụng trái phép tài liệu lưu giữ trong Thư viện thuộc loại sử dụng hạn chế.
  • Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hàh vi làm hư hại nặng, hủy hoại tài liệu trong thư viện.

* Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3.9/5 - (98 bình chọn)

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch