Giải đáp thắc mắc ngành Hộ sinh thi khối nào?


Spread the love

Ngành Hộ sinh thi khối nào? Và điểm chuẩn ngành Hộ sinh bao nhiêu? Đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều thí sinh và phụ huynh khi tìm hiểu về ngành học này. Dưới đây bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.

1. Ngành Hộ sinh là gì?

Hộ sinh hay còn gọi là Y tá hộ sinh, đây là ngành học liên quan đến chuyên môn về sinh nở. Họ là những người được đào tạo bài bản để đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh; nhằm đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của mẹ và bé.

Tại các bệnh viện, Hộ sinh chính là những người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ và sinh nở của sản phụ. Họ có nhiệm vụ báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Bên cạnh đó, Hộ sinh còn có nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, sản phụ hay những trẻ em. Ngoài ra, họ còn là những người tuyên truyền các chính sách dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình giáo dục cụ thể như: các biện pháp tránh thai an toàn, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn…

ngành hộ sinh thi khối nàoGiải đáp thắc mắc ngành Hộ sinh thi khối nào?

Cụ thể, công việc của một Hộ sinh như sau:

  • Tiếp nhận và hướng dẫn bệnh nhân, sản phụ làm thủ tục hành chính và trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, các Hộ sinh thực hiện công việc theo dõi và kiểm tra những thay đổi bất thường trên cơ thể sản phụ để báo cáo kịp thời cho bác sĩ sản khoa, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế, quy định chăm sóc bệnh nhân theo pháp luật và quy định của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.
  • Thăm khám thai kì, tư vấn sinh sản, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho bác sĩ và bám sát sản phụ trong quá trình chuyển dạ; không được lơ là kẻo gây ra những tình huống xấu.
  • Tự đỡ đẻ nếu ca bình thường và phụ giúp bác sĩ trong những ca phức tạp. Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ một cách chính xác, đầy đủ.
  • Sau khi sinh đẻ, nữ Hộ sinh vẫn tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để hỗ trợ khi cần thiết.
  • Thực hiện nghiêm túc những chỉ thị của trưởng khoa hay trưởng phòng phân công, giao nhiệm vụ.
  • Tham gia nghiên cứu kiến thức chuyên ngành tại cơ quan mình công tác đồng thời hướng dẫn cho các thực tập sinh theo đúng tôn chỉ, mục đích của ban lãnh đạo.

2. Ngành Hộ sinh thi khối nào?

Thông thường, muốn thi ngành Hộ sinh hay các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực y dược, bạn cần phải học tốt các môn Toán – Hóa – Sinh bởi các ngành học này xét tuyển khối B. Tuy nhiên, hiện nay, với sự thay đổi trong phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các khối thi được mở rộng thành nhiều tổ hợp môn nhỏ. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh khi được lựa chọn các tổ hợp môn có lợi thế với mình. Tại các trường đại học, ngành Hộ sinh thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • D07(Toán, Hóa, Anh)
  • D08(Toán, Anh, Sinh)

Dựa vào điểm các tổ hợp môn trên, các trường sẽ xét tuyển thí sinh có điểm từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia được áp dụng tại tất cả các trường đại học. Cùng với đó, cũng có nhiều trường còn áp dụng thêm phương thức xét điểm các môn tổ hợp theo học bạ THPT để tạo thêm cơ hội lựa chọn, mở thêm cơ hội vào đại học cho những thí sinh có năng lực học tập tốt.

ngành hộ sinh thi khối nàoGiải đáp thắc mắc ngành Hộ sinh thi khối nào?

3. Mức điểm chuẩn ngành Hộ sinh hệ đại học

Đây là một ngành học liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên ngành Hộ sinh có yêu cầu cao về chất lượng đầu vào. Trong các kỳ tuyển sinh, điểm chuẩn của ngành này luôn ở mức cao. Bên cạnh đó, những ngành này luôn có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng rất lớn, do đó mà tỉ lệ chọi vào của các trường y dược cũng ở mức cao. Điều này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh băn khoăn khi lựa chọn học tập theo con đường này.

Tại một số trường đại học, ngành Hộ sinh thường có mức điểm chuẩn dao động từ 18 đến 22 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Mức điểm chuẩn của ngành Hộ sinh khá cao so với các ngành học khác, đòi hỏi thí sinh phải có học lực khá giỏi trở lên mới có khả năng trúng tuyển vào ngành này tại các trường đại học. Do đó, để có thể theo học ngành Hộ sinh hệ đại học thì các bạn phải nỗ lực rất nhiều để có kết quả thi tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự tự tin vào lực học của mình có thể lựa chọn học tập ngành Điều dưỡng tại các trường cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dược.

4. Điều kiện xét tuyển ngành cao đẳng hộ sinh như thế nào?

So với hệ đào tạo đại học, thì hệ học cao đẳng Hộ sinh được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Bởi mức điểm chuẩn Cao đẳng Hộ sinh có nhiều gợi mở hơn so với hệ đào tạo đại học. Có nhiều trường Cao đẳng đã bỏ áp dụng điểm chuẩn, xét tuyển thẳng với những thí sinh đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của trường. Bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, nhiều trường Cao đẳng Hộ sinh áp dụng hình thức xét học bạ THPT.

Đặc biệt, với ngành cao đẳng hộ sinh, hầu hết các trường cao đẳng y dược thường chỉ xét tuyển bằng học bạ THPT, chỉ cần thí sinh đã tốt nghiệp THPT là đã trúng tuyển vào ngành Điều dưỡng hệ cao đẳng. Cụ thể, các trường cao đẳng tuyển thẳng với những thí sinh đáp ứng điều kiện sau:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, Bổ túc văn hóa hay trình độ tương đương.
  • Thí sinh có tư chất đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành án.
  • Thí sinh có sức khỏe bình thường, đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn.

Với điều kiện xét tuyển này, các bạn có nhiều cơ hội học tập ngành học mình yêu thích mà không phải trải qua các kỳ thi căng thẳng. Đây được xem là cơ hội để những thí sinh có học lực bình thường theo đuổi đam mê với ngành Hộ sinh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm rõ được vấn đề ngành Hộ sinh thi khối nào.

Tổng hợp

Rate this post

Bài liên quan