Xét tuyển đại học, Cao đẳng 2018: đầu vào thấp liệu chất lượng đào tạo có giảm?
Đầu vào xét tuyển các trường Đại học phụ thuộc phần lớn vào điểm xét tuyển đầu vào của các thí sinh. Nếu các trường có điểm sàn thấp một phần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của trường đó.
Rất nhiều trường đại học điểm thấp chỉ từ 13-14 điểm
Khoảng gần 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đồng thời xét tuyển và tuyển sinh vào các trường Đại học – Cao đẳng. Theo như phân tích của Bộ giáo dục và đào tạo cho biết phổ điểm của năm nay của một số khối thi truyền thống đều có sự phân phối tiệm cận gần tới phân phối chuẩn. Điểm trung bình và trung vị của các khối cũng gần như nhau. Chính vì thế điểm trung bình của các khối thi đều lớn hơn 15. Thế nhưng nhiều trường top giữa và dưới cũng thông báo mức điểm chuẩn nhận hồ sơ để vào các trường Đại học. Điểm này đã bao gồm điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng. Theo ngưỡng xét tuyển này chất lượng đầu vào tối thiểu do Bộ giáo dục và đào tạo quy định năm ngoái sẽ từ 1 – 3 điểm.
- Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ có tới 31/36 ngành đều có mức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là 13 điểm. Những ngành top thì chỉ nhận hồ sơ từ 15 điểm trở lên.
- Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội sẽ có những ngành quy định mức điểm nhận hồ sơ khoảng từ 14 điểm trở lên.
Các trường ngoài công lập cũng sẽ đồng loạt giảm điểm sàn. Điều đáng nói ở đây là nhiều trường đại học công lập top giữa cũng thông báo với mức điểm sàn thấp. Bức tranh phổ điểm năm nay của các thí sinh trên cả nước nhìn chung rất thấp vì thế nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng về chất lượng đào tạo.
Thí sinh đạt 15 điểm trở lên hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển các trường đại học top giữa. So sánh với đề thi năm ngoái thì đề thi năm nay khó hơn chính nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng điểm sàn của các trường đều hạ để thu hút thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Điều khiến dư luận băn khoăn cho chất lượng đầu vào Đại học có nhiều ý kiến cho rằng đại học không nên tuyển sinh vào mức điểm quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì thế đã có rất nhiều trường tìm mọi cách để có thể lôi kéo, thu hút thí sinh vào các trường cao đẳng, trung cấp …
Một số trường có mức điểm thấp như: Đại học tài nguyên và môi trường, Đại học Phương Đông, Đại học Thủy Lợi … Căn cứ vào phổ điểm thi của năm nay sau khi công bố và phân tích đánh giá của các trường cho thấy cách ra đề thi như vậy sẽ phân hóa được các thí sinh. Dễ dàng và thuận lợi trong việc tuyển sinh. Điểm ưu tiên khu vực theo hướng cũng giảm nên điểm chuẩn của các trường hầu như sẽ giảm so với năm 2017.
Việc điểm sàn thấp phụ huynh có quyền để nghi ngờ về chất lượng đào tạo. Điểm sàn từ 15 trở lên mới có thể đảm bảo được chất lượng nhiều người đã có ý kiến như vậy. Nhất là khi sản phẩm của các trường đại học chưa đáp ứng được yêu cẩu của các doanh nghiệp nên sinh viên sau khi ra trường không tìm kiếm được việc làm cũng như không lọt được vào mắt các nhà tuyển dụng là điều dễ hiểu.
Bài liên quan
- Tổng hợp thông tin tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi chức năng
- Cao đẳng Xét nghiệm Y học học mấy năm? Ra trường làm công việc gì?
- Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
- 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
- Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
- Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
- Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
- Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
- Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?
- Đặc điểm cơ bản của phương thức xét tuyển 4