Giải đáp thắc mắc: Khối C có ngành y không?
Hiện nay, ngành Y đa khoa nhận được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học, bởi lĩnh vực y tế luôn được xã hội coi trọng. Vậy khối C có ngành y không? Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Ngành Y đa khoa là gì?
Y đa khoa là một ngành học chuyên đào tạo ra những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng bệnh, kê thuốc và hướng dẫn phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Vì vậy, bác sĩ đa khoa còn được gọi là bác sĩ tổng quát, họ làm việc trong các bệnh viện hay các trạm y tế tổng hợp.
Bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học để thực hiện công tác khám chữa bệnh chung. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà họ đưa ra những chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị, hoặc yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hay chuyển bệnh nhân tới gặp bác sĩ chuyên khoa.
Sự khác nhau giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa đó là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng của người bệnh cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân sinh sống. Bên cạnh đó, nhiệm vụ chẩn đoán của họ không bị hạn chế vào một cơ quan cụ thể nào và điều trị bệnh nhân với nhiều vấn đề sức khỏe mắc phải.
Để trở thành một bác sĩ đa khoa, bạn cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu tại các trường đại học y dược. Theo đó, ngành Y đa khoa cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực y học với các môn học như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Mục tiêu của ngành Y đa khoa là đào tạo ra những bác sĩ thực hiện công tác khám chữa bệnh, điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân.
Khối C có ngành y không?
Xem thêm: Khối C có những ngành nào dễ xin việc?
Theo học khối C có ngành y không?
Y đa khoa được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, ngành học này được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học trong những năm gần đây.
Vậy khối C có ngành y không?
Trước đây, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều xét tuyển đầu vào ngành Y đa khoa bằng khối A và B. Điều này có nghĩa là các thí sinh cần học tốt những môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh để có thể thi đỗ vào ngành học này.
Hiện nay, với một số thay đổi trong phương án tuyển sinh thì ngoài các khối thi truyền thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển khác nhau. Do đó, thí sinh có nhiều lựa chọn các môn thi phù hợp với năng lực học tập của bản thân để có cơ hội trúng tuyển cao.
Ngành Y đa khoa yêu cầu kiến thức chủ yếu liên quan đến các môn học khối B, bên cạnh đó là môn tiếng Anh bởi nhiều kiến thức của ngành học này liên quan đến y học phương Tây. Thông thường, các trường sẽ xét tuyển ngành y bằng các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- B01: Toán, Sinh, Sử
- B03: Toán, Sinh, Văn
- B04: Toán, Sinh, Giáo dục công dân
- D01: Toán, Văn, Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Với các tổ hợp môn trên, các trường đại học sẽ tiến hành xét tuyển điểm thi các môn từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được tất cả các trường đại học y dược áp dụng để tuyển sinh đầu vào.
Tuy nhiên, các ngành về y dược luôn được đánh giá là ngành đào tạo trọng điểm nên điểm chuẩn đầu vào khá cao. Đối với những trường đại học top đầu cả nước, điểm chuẩn ngành Y đa khoa thường dao động trong khoảng 25 – 29 điểm. Còn những trường top dưới, điểm chuẩn ngành này trong khoảng 18 – 20 điểm.
Khối C có ngành y không?
Xem thêm: Khối C có thi được Công an không?
Các trường đào tạo ngành Y đa khoa
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo và tuyển sinh ngành Y đa khoa, tạo cơ hội cho các thí sinh được lựa chọn trường phù hợp. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa.
STT | Tên trường |
Khu vực miền Bắc | |
1 | Đại học Y Hà Nội |
2 | Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội |
3 | Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam |
4 | Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương |
5 | Đại học Y Dược Thái Bình |
6 | Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên |
7 | Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội |
8 | Đại học Y Dược Hải Phòng |
Khu vực miền Trung | |
9 | Đại học Y Dược – Đại học Huế |
10 | Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng |
11 | Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng |
12 | Đại học Phan Châu Trinh |
13 | Đại học Dân lập Duy Tân |
14 | Đại học Y khoa Vinh |
15 | Đại học Tây Nguyên |
16 | Đại học Buôn Ma Thuột |
Khu vực miền Nam | |
17 | Đại học Y Dược TP. HCM |
18 | Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch |
19 | Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM |
20 | Đại học Nguyễn Tất Thành |
21 | Đại học Y Dược Cần Thơ |
22 | Đại học Nam Cần Thơ |
23 | Đại học Tân Tạo |
24 | Đại học Trà Vinh |
25 | Đại học Võ Trường Toản |
26 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn nắm được khối C có ngành y không và các trường đào tạo ngành này.
Tổng hợp
Bài liên quan
- Cử nhân Phục hồi chức năng là gì? Có những trường nào đào tạo?
- Tổng hợp thông tin tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi chức năng
- Cao đẳng Xét nghiệm Y học học mấy năm? Ra trường làm công việc gì?
- Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
- 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
- Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
- Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
- Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
- Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
- Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?