Hoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe?


Spread the love

Thời gian gần đây, nhiều người dùng hoa đậu biếc để chế biến thành các thức uống và đồ ăn với màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe? 

Hoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe?

Hoa đậu biếc hay còn gọi là bông biếc, hoa đậu tím, hoa đậu bếp và có tên khoa học là Clitoria Ternatea. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các quốc gia châu Á, có thân leo, với bông hoa màu xanh tím đặc trưng.

Hoa đậu biếc có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và làm đẹp nên thường được dùng trong chế biến thực phẩm, pha trà và điều chế ra một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Theo Đông y, tác dụng của hoa đậu biếc khá đa dạng, trong đó phải kể đến khả năng giúp lợi tiểu, giải độc, kiểm soát mồ hôi và nhờ đó làn da trở nên trắng mịn hơn. Vậy hoa đậu biếc có tác dụng gì?

Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Trong hoa đậu biếc có các thành phần chống oxy hóa nên có thể giảm được tối đa việc hình thành các gốc tự do và ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.

Bên cạnh đó, hoa đậu biếc còn có tác dụng trong việc bảo vệ màng tế bào, ổn định di thể trong nhân tế bào, tăng khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào. Từ đó hạn chế được sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Cải thiện thị lực

Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt và thị lực tăng lên. Bên cạnh đó, mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể và giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.

Hạn chế nguy cơ bị tiểu đường 

Trong hoa đậu biếc có chất Anthocyanins giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các loại enzyme tiêu hóa carbohydrate như alpha-amylase tuyến tụy, sucrase ruột và alpha-glucosidase ruột. Điều này giúp quá trình tiêu hóa và khả năng hấp thụ đường chậm lại, đồng thời làm giảm đáng kể lượng insulin và lượng đường trong máu. Khi lượng insulin trong máu giảm cũng sẽ làm giảm nguy cơ kháng insulin, hạn chế nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và rối loạn chức năng mạch máu.

Hoa đậu biếc có tác dụng gìHoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe?

Xem thêm: Giải đáp ý nghĩa hoa hồng tím trong cuộc sống và trong tình yêu

Cải thiện bệnh lý tim mạch 

Các chuyên gia đã nghiên cứu và công bố công dụng của hoa đậu biếc có thể loại bỏ các cholesterol xấu trong máu. Qua đó, ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, bảo vệ hệ tim mạch vận động nhịp nhàng hơn. Do đó, sử dụng hoa đậu biếc thường xuyên có thể kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể người bệnh. Ngoài ra, một công dụng tuyệt vời khác không thể bỏ qua của hoa đậu biếc đó là ngăn cản sự hình thành huyết khối – một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn tới đột quỵ.

Giảm căng thẳng, lo âu

Uống trà đậu biếc sẽ giúp thư giãn tinh thần, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chất chống oxy anthocyanin chứa trong loại trà này được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn thần kinh, đồng thời hỗ trợ có được giấc ngủ ngon hơn. Các nghiên cứu cho biết, trà đậu biếc có hiệu quả chống trầm cảm, căng thẳng và lo âu.

Kháng viêm, thải độc, thanh nhiệt

Các flavonoid trong hoa đậu biếc chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, giảm sưng và giảm viêm. Các nghiên cứu cho thấy, clioxide trong loài hoa này có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn như E. coli , P. aeruginosa và K. pneumoniae là các tác nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. Chính vì vậy, tác dụng kháng viêm, giảm sưng của hoa đậu biếc được xem tương tự như sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hoa đậu biếc chứa hoạt chất anthocyanin có tác dụng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi các tổn thương và tăng cường sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

Tác dụng làm đẹp

Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa một số hoạt chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tế bào. Các hoạt chất này làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, ngăn ngừa rụng tóc, làm cho tóc đen bóng mượt và làm chậm sự lão hóa.

Không chỉ vậy, trong hoa đậu biếc còn chứa thành phần anthocyanin có khả năng làm ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn ngừa việc tích tụ chất béo trong nội tạng, do đó có thể giúp phòng tránh bệnh béo phì và duy trì vóc dáng thon gọn.

Tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ

Nhờ chứa hoạt chất proanthocyanidin – một chất chống oxy hóa, mà hoa đậu biếc có tác dụng tăng lưu thông máu não và dẫn truyền thần kinh. Từ đó, nâng cao hiệu suất bảo vệ tế bào não, giảm lo âu, duy trì trí nhớ…

Ngoài ra, Acetylcholine chứa trong hoa đậu biếc là một hợp chất chịu trách nhiệm giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào thần kinh. Khi mức độ acetylcholine suy giảm theo tuổi, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ và các vấn đề liên quan đến não khác. Do đó, chúng ta có thể bổ sung lượng acetylcholine sụt giảm này và tăng cường trí não bằng cách uống trà hoa đậu biếc.

Hoa đậu biếc có tác dụng gìHoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe?

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa hoa hồng đen và nguồn gốc của loài hoa này

Cách pha trà hoa đậu biếc

Cách pha trà hoa đậu biếc tươi

Nguyên liệu:

  • 200ml nước nóng đun sôi
  • 5 bông hoa đậu biếc tươi

Cách làm:

  • Dùng 5 bông hoa đậu biếc tươi cho vào 200ml nước lọc đun sôi và ngâm cho đến khi có màu như ý thì vớt hoa ra.
  • Sau khi nước trà nguội, nếu muốn tăng hương vị, bạn có thể vắt thêm 2 lát chanh và thưởng thức. Tùy khẩu vị bạn có thể cho thêm đá hoặc đường vào cốc trà uống cho vừa miệng.

Cách pha trà hoa đậu biếc khô

Nguyên liệu:

  • 200ml nước đun sôi
  • 5g hoa đậu biếc khô

Cách làm:

  • Hoa đậu biếc khô đem rửa sạch. Sau đó, đặt hoa đậu biếc khô vào bình trà, đổ 150ml nước sôi, đậy kín, ủ trong vòng 10 phút.
  • Sau 10 phút ủ hoa, dùng rây lọc để tách hoa và trà. Phần trà thu được có thể thêm đường hoặc nước đá tùy ý.

Những lưu ý khi uống trà hoa đậu biếc

  • Không pha trà với nước nguội hoặc nước quá nóng: Nhiệt độ thích hợp để uống trà là khoảng 75 – 90 độ vì nhiệt độ cao quá sẽ ảnh hưởng đến vị trà. Nếu để nguội quá thì bị mất hương vị trà hoa đậu biếc.
  • Không tráng miệng bằng trà hoa đậu biếc: Điều này sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng và quá trình hấp thụ thức ăn.
  • Không nên uống trà quá nhiều trong ngày: Việc uống trà quá nhiều dẫn đến hiện tượng bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và các triệu chứng tiêu hóa.
  • Không sử dụng trà đã ngâm quá lâu: Khi ngâm trà quá lâu, màu sắc sẽ sẫm lại, mất vị ngon vì bị oxy hóa và vi khuẩn có thể bắt đầu sinh sôi ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không uống trà cùng với thuốc: Trong trà hoa đậu biếc chứa chất tanin nên có thể làm các loại thuốc mất tác dụng khi uống chung với trà.
  • Không uống trà hoa thay nước lọc: Nước lọc rất cần thiết cho cơ thể nên tuyệt đối không thể uống trà đậu biếc thay nước lọc.
  • Không uống trà lúc đói: Trà hoa đậu biếc có khả năng kích thích dạ dày tiết ra các chất chua làm mất đi cảm giác ngon miệng và khiến bụng bị cồn cào.
  • Lạm dụng trà hoa quá mức: Uống trà quá mức sẽ gây mất ngủ, nhịp tim nhanh và ảnh hưởng sức khỏe người uống.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được hoa đậu biếc có tác dụng gì và những lưu ý khi uống trà hoa này.

Rate this post

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch