Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào?


Spread the love

Trong hệ thống Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ngành Dược sĩ và Bác sĩ là hai ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng. Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Để giúp thí sinh hiểu thêm về đặc thù của hai ngành nghề trên, bạn đọc hãy cùng giải đáp bài viết dưới đây.

Giới thiệu về ngành Dược sĩ và Bác sĩ

Dược sĩ

Sinh viên khi theo học ngành Dược sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực ngành Dược. Sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội đảm nhiệm các công việc như phụ trách, kiểm soát, quản lý kho thuốc, cung ứng thuốc theo đúng mục đích sử dụng của người dùng.

Ngoài công việc phụ trách về thuốc tại các cơ sở Y tế, tốt nghiệp ngành Dược sẽ có cơ hội làm việc tại những nhà thuốc, công ty sản xuất phát triển những sản phẩm về thuốc hoặc tự mở quầy thuốc tự kinh doanh…

Bác sĩ

Quá trình học tập ngành Bác sĩ, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về Y học bởi họ sẽ là người trực tiếp đưa ra quyết định trong quá trình chẩn đoán, điều trị và căn cứ vào đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh.

Như vậy cả công việc Dược sĩ và Bác sĩ đều là những người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho mọi người và thường thấy hai công việc này tại các khoa, bệnh viện, cơ sở Y tế.

Điểm chung của ngành Dược sĩ và Bác sĩ đều trang bị, đào tạo người học kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của cộng đồng, bên cạnh đó thường xuyên cập nhật các kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc.

duoc-si-va-bac-si-khac-nhau-nhu-the-nao1

Dược sĩ và Bác sĩ sẽ có sự khác biệt về công việc, trách nhiệm, nơi làm việc

Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào?

Dược sĩ và Bác sĩ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực Y tế, tuy nhiên vẫn sẽ có những điểm khác nhau, cụ thể như:

Tiêu chí so sánh Dược sĩ Bác sĩ
Chuyên môn Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về Dược phẩm, Hóa học, Sinh học và nhiều các lĩnh vực liên quan đến thuốc. Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng để chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Các Bác sĩ sẽ có quyền kê đơn thuốc và thực hiện nhiều thủ tục về Y tế.
Vai trò trong chăm sóc sức khỏe

 

Cung cấp, phân phối thuốc, tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân đảm bảo việc dùng thuốc đạt hiệu quả, an toàn cho sức khỏe. Thực hiện chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch điều trị cũng như thực hiện các thủ tục Y tế cho người bệnh.
Quyền hạn Không có quyền kê đơn thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể tư vấn cho người bệnh tuy nhiên không được tự quyết định điều trị. Bác sĩ có quyền hạn trong việc kê đơn thuốc, quyết định phương pháp điều trị cho người bệnh.

 

Môi trường làm việc

 

Làm việc tại các nhà thuốc, hiệu thuốc, công ty Dược phẩm, bệnh viện hoặc những tổ chức chuyên về nghiên cứu Dược phẩm,… Làm việc tại các cơ sở, trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện…
duoc-si-va-bac-si-khac-nhau-nhu-the-nao2

Nên học ngành Dược sĩ hay Bác sĩ?

Lựa chọn học Dược sĩ hay Bác sĩ để có cơ hội việc làm rộng mở?

Việc lựa chọn học ngành Dược hay Bác sĩ sẽ còn phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu, định hướng nghề nghiệp của người học.

Hiện nay Dược sĩ sẽ được đào tạo ở cả hệ Cao đẳng và Đại học bởi vậy sẽ phù hợp với nhiều thí sinh. Những thí sinh có năng lực học tập tốt sẽ theo học hệ Đại học và đối với thí sinh chưa đủ điều kiện trúng tuyển các trường Đại học thì nên lựa chọn học hệ Cao đẳng, một số các trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược sĩ uy tín như: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Pasteur…

Với ngành Bác sĩ chỉ đào tạo hệ Đại học trong thời gian 5 – 6 năm để đáp ứng được yêu cầu công việc cao hơn. Mức điểm chuẩn cao và tỷ lệ chọi lớn cũng là một trong những khó khăn đối với những thí sinh muốn trở thành Bác sĩ, phần lớn những thí sinh năng lực học giỏi xuất sắc cơ hội trúng tuyển cao.

Trên thực tế hiện nay có nhiều các cơ sở đào tạo ngành Dược và Bác sĩ bởi vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển sinh để không bỏ lỡ cơ hội xét tuyển vào ngành học yêu thích. Mặc dù vậy việc lựa chọn học Dược sĩ hay Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, thí sinh nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định phù hợp với bản thân như:

Sở thích, đam mê cá nhân

Với thí sinh có đam mê học tập về lĩnh vực Dược phẩm, nghiên cứu về Hóa học hay quy trình sản xuất thuốc nên lựa chọn học ngành Dược.

Đối với các thí sinh muốn trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh, đam mê chẩn đoán, điều trị bệnh cho mọi người nên theo học ngành Bác sĩ đa khoa hoặc Bác sĩ chuyên khoa.

Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo Dược sĩ trong khoảng từ 4 – 6 năm, tùy vào từng hệ đào tạo. Để trở thành Bác sĩ, thí sinh cần trải qua quá trình học tập từ 5 năm trở lên và thời gian sẽ nhiều hơn nếu bạn muốn học chuyên sâu về một chuyên khoa cụ thể.

Cơ hội nghề nghiệp

Ngành Dược có thể đảm nhiệm công việc ở nhiều vị trí khác nhau như tư vấn, bán thuốc, nghiên cứu phát triển thuốc, công nghiệp Dược phẩm…

Tốt nghiệp ngành Y đa khoa sẽ có cơ hội làm việc tại phòng khám, bệnh viện, trung tâm Y tế… Tuy nhiên tiêu chí tuyển dụng sẽ có phần khắt khe về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm.

Nhu cầu thị trường

Với mỗi thời điểm và từng khu vực mà có nhu cầu tuyển dụng ngành Dược sĩ, Bác sĩ sẽ khác nhau. Bởi vậy cần tìm hiểu kỹ về thị trường lao động để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Có thể thấy rằng việc học Dược sĩ, Bác sĩ đều có cơ hội việc làm, tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Điều quan trọng thí sinh cần xác định sở thích, đam mê theo đúng năng lực bản thân và tìm hiểu kỹ thông tin ngành nghề.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc “Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên học ngành nào để phát triển trong tương lai?”. Hy vọng từ đó bạn đọc đã nắm được toàn bộ thông tin về ngành học để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với năng lực của bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài liên quan

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch