Gợi ý học khối C ngành Du lịch và các ngành dễ xin việc
Những kỳ tuyển sinh gần đây, khối C luôn được đông đảo thí sinh lựa chọn để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau. Trong đó, khối C ngành Du lịch cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số ngành xét tuyển khối C dễ xin việc.
Trước đây, khối C truyền thống có 3 môn là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng khối thi này thành nhiều tổ hợp môn khác nhau dựa trên 9 môn chính gồm: Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân và Khoa học xã hội.
Các ngành xét tuyển khối C thiên về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, báo chí, luật, sư phạm, văn hóa, du lịch… Những ngành học này được rất nhiều thí sinh lựa chọn bởi cơ hội việc làm sau khi ra trường rất lớn. Thí sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Vậy khối C nên học ngành gì dễ xin việc?
Khối C ngành Du lịch
Du lịch được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, có nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng được mở ra và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao và mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho những sinh viên theo học.
Bạn có thể học khối C ngành Quản trị khách sạn, Việt Nam học, Văn hóa học, Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống… Các ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới. Cùng kiến thức chung về du lịch, kinh doanh du lịch và những kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc giảng dạy chuyên ngành về du lịch, nhà hàng, khách sạn ở các cơ sở giáo dục. Không chỉ vậy, mức lương thu nhập trong những ngành này khá cao, do đó khi theo học ngành nghề này các thí sinh đăng ký theo học ngành nghề này không phải quá lo lắng.
Gợi ý học khối C ngành Du lịch và các ngành dễ xin việc
Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Khối C có ngành Kế toán không?
Ngành Sư phạm
Các trường đại học đào tạo ngành sư phạm thường có yêu cầu xét tuyển đầu vào khá cao đối với các thí sinh. Để trúng tuyển vào các ngành Sư phạm xã hội, bạn cần phải nắm chắc những kiến thức về khối C và đặc biệt chú trọng đến ngành học mà mình đăng ký nguyện vọng.
Sinh viên ngành Sư phạm sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực mà mình theo học. Bên cạnh đó còn được rèn luyện kỹ năng giảng dạy, tác phong chuẩn mực và biết cách nắm bắt tâm lý học sinh để có thể thực hành nghề sau này. Nếu như bạn có mơ ước trở thành giáo viên thì có thể lựa chọn theo học ngành xét tuyển khối C như Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử, Giáo dục Tiểu học…
Ngành Luật
Ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ theo học khối C lựa chọn nhất. Bởi nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành này luôn ở mức cao trong tất cả các ngành nghề của xã hội.
Các chuyên ngành Luật bao gồm: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính, Luật thương mại, Luật kinh doanh, Luật quốc tế… Sau khi ra trường, với tấm bằng cử nhân ngành Luật bạn có thể công tác tại các đơn vị pháp chế của Nhà nước như Tòa án, Viện Kiểm sát, Sở hoặc Bộ Tư pháp… Hoặc cũng có thể làm việc tại vị trí pháp chế hay hành chính nhân sự của các công ty, doanh nghiệp, văn phòng Luật…
Gợi ý học khối C ngành Du lịch và các ngành dễ xin việc
Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh: Khối C có những ngành nào?
Ngành Báo chí – truyền thông
Ở nước ta hiện có rất nhiều cơ quan báo chí, tạp chí, truyền hình và hàng loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo đang ngày càng phát triển. Theo học các ngành Báo chí – truyền thông là một lựa chọn rất sáng suốt, bởi bạn sẽ có cơ hội việc làm với môi trường năng động.
Khi theo học khối ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng xã hội vững chắc, cùng khả năng tư duy nhạy bén và được rèn luyện kỹ năng viết lách. Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn làm việc ở các môi trường khác nhau như trở thành phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc trở thành nhân viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các công ty, doanh nghiệp.
Ngành Tâm lý học
Tâm lý học được đánh giá là ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Bởi trong xã hội hiện đại, con người thường xuyên phải đối mặt với các áp lực từ công việc và gia đình. Điều này đã khiến nhu cầu được tư vấn và giải đáp những vấn đề về tâm lý ngày cao gia tăng.
Ngành Tâm lý học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống… Với những kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể giúp khách hàng của mình giải quyết những mâu thuẫn tâm lý.
Tổng hợp
Bài liên quan
- Tổng hợp thông tin tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi chức năng
- Cao đẳng Xét nghiệm Y học học mấy năm? Ra trường làm công việc gì?
- Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
- 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
- Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
- Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
- Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
- Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
- Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?
- Đặc điểm cơ bản của phương thức xét tuyển 4