Các phương thức xét tuyển Đại học được nhiều trường áp dụng nhất
Với sự đa dạng trong các phương thức xét tuyển, năm 2024 có đến 20 phương thức xét tuyển Đại học được áp dụng tại các trường Đại học nhằm tạo cơ hội cho nhiều đối tượng thí sinh. Dưới đây là các phương thức xét tuyển Đại học được áp dụng phổ biến nhất các em không nên bỏ qua.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường Đại học, Cao đẳng được sử dụng 20 phương thức xét tuyển dưới đây để lựa chọn phù hợp với mục tiêu tuyển sinh. Với nhiều phương thức xét tuyển tuy có thêm lựa chọn mở ra cơ hội cho thí sinh và tăng tính tự chủ nhưng có quá nhiều phương thức xét tuyển cũng có thể nảy sinh một số bất cập về chất lượng sinh viên. Việc các thí sinh chạy theo trào lưu lựa chọn nhiều phương thức nhưng không xác định được khả năng bản thân đã khiến cho nhiều em gặp phải những rủi ro không đáng có, dẫn đến tình huống trượt Đại học.
20 phương thức xét tuyển của Bộ GD-ĐT
- Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.
- Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác.
- Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT.
- Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển.
- Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển.
- Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức.
- Sử dụng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức.
- Các phương thức kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT.
- Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế.
- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
- Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn.
- Sử dụng phương thức khác.
Xem thêm: Những điều thí sinh cần biết khi xét tuyển học bạ
Các phương thức xét tuyển Đại học phổ biến nhất
Đa số hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng sử dụng 4-6 phương thức xét tuyển để tuyển sinh. Thí sinh cần nắm được được các phương thức xét tuyển Đại học để quyết định đúng hướng thi và mở rộng cơ hội trúng tuyển cao. Dưới đây là các phương thức phổ biến nhất:
Xét tuyển Đại học dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Phương thức xét tuyển Đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT có nghĩa sẽ sử dụng điểm thi của thí sinh từ kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Phương thức xét tuyển này sẽ là cách chọn ra những thí sinh phù hợp với tiêu chí của nhà trường giúp thí sinh có cơ hội vào đại học dựa trên năng lực học tập. Các trường sẽ sử dụng điểm của các môn thi hoặc tổ hợp môn thi phù hợp với ngành đào tạo để xét tuyển.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi, các trường Đại học sẽ xác định mức điểm sàn, thí sinh đạt đủ yêu cầu sẽ nộp hồ sơ đăng ký. Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến hoặc tại trường đại học đã đỗ.
Xem thêm: Tổng hợp các ngành nghề và trường đại học xét tuyển khối C19
Xét tuyển học bạ THPT
Đây là phương thức xét tuyển được nhiều trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn làm phương án xét tuyển. Xét tuyển học bạ THPT là phương thức tuyển sinh Đại học dựa trên kết quả học tập điểm học bạ của học sinh trong quá trình học THPT. Mỗi trường đại học sẽ có quy định riêng về cách tính điểm học bạ tính theo từng năm hoặc theo trung bình của các môn học thuộc tổ hợp xét tuyển trong các kỳ. Một số trường yêu cầu học lực của học sinh đạt loại khá trở lên hoặc điểm trung bình cả năm >= 6.5 – 7.0.
Ưu điểm phương thức xét tuyển học bạ là giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển, nhược điểm là nhiều thí sinh có điểm học bạ cao, làm tăng mức điểm chuẩn ở các trường hot.
Xét tuyển bằng kỳ thi riêng của trường hay bài thi đánh giá năng lực
Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực hoặc tư duy như kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, hoặc kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Điểm bài thi được dùng trong xét tuyển vào các trường ĐH với cách thức thi riêng.
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
Phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên là những phương thức tuyển sinh đặc biệt dành cho những thí sinh có thành tích nổi bật hoặc thuộc diện được ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ưu điểm là thí sinh không cần tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực. Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho những thí sinh thuộc diện chính sách.
Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế + điểm thi THPT/học bạ
Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT…) với điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ sẽ phù hợp với thí sinh có năng lực ngoại ngữ hoặc thành tích quốc tế. Xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế là phương thức tuyển sinh ngày càng phổ biến tại nhiều trường quốc tế và trường top.
Xét tuyển riêng của trường
Xét tuyển riêng là phương thức tuyển sinh do từng trường Đại học tự tổ chức như xét tuyển bằng bài luận, phỏng vấn được thiết kế phù hợp với đặc điểm của trường và ngành đào tạo.
Bài viết trên Thuvienquocgia đã giải đáp để các em được biết các phương thức xét tuyển Đại học được nhiều trường áp dụng nhất trong những năm gần đây. Có rất nhiều phương thức xét tuyển đa dạng nên thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ về các tiêu chí và điều kiện xét tuyển của trường mình định đăng ký để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Bài liên quan
- Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
- 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
- Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
- Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
- Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
- Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
- Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?
- Đặc điểm cơ bản của phương thức xét tuyển 4
- Phương thức xét tuyển IELTS có lợi thế gì?
- Giải đáp: Phương thức xét tuyển 410 là gì?